Kiến thức về các loại giấy in

Kiến thức về các loại giấy in

7 kỹ thuật in cơ bản trong ngành in ấn hiện nay
In 1 màu, in nhiều màu, in 4 màu trong in ấn
In offset trong in ấn

GIẤY IN, KIẾN THỨC ĐẦY ĐỦ VỀ CÁC LOẠI GIẤY ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGÀNH IN ẤN

Hiện nay, các doanh nghiệp, đơn vị, nhà sản xuất ,tổ chức thường xuyên phải in ấn cần hiểu rõ tất cả các thông tin kiến thức cơ bản về giấy in.. Việc này giúp ích trong việc lựa chọn được loại giấy, dịch vụ cung cấp giấy phù hợp và tiết kiệm được nhiều chi phí cho sản xuất.

Hiện nay, các doanh nghiệp, đơn vị, nhà sản xuất ,tổ chức thường xuyên phải in ấn cần hiểu rõ tất cả các thông tin kiến thức cơ bản về giấy in.. Việc này giúp ích trong việc lựa chọn được loại giấy, dịch vụ cung cấp giấy phù hợp và tiết kiệm được nhiều chi phí cho sản xuất.

 Khi bắt đầu tìm chọn giấy in thích hợp , nguyên tắc quang trọng khi chọn lựa là phải xác định “ định lượng + loại giấy” chuẩn nhất .(  Tên loại giấy: Có nhiều loại, sẽ có khái niệm, tính chất , đặc điểm riêng Định lượng: Cân nặng tính bằng gram/m2 )VD: Giấy C250mgs tức là loại giấy tên Couche (giấy phản quang), có trọng lượng là 250gr/m2 giấy)

Các loại giấy phổ biến cần dùng trong ngành in

Giấy Ford: Là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm photo.Định lượng thường là 70-80-90g/m2…Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, bao thư nhỏ, giấy note, letter head (giấy tiêu đề), hóa đơn, tập học sinh…

Giấy Bristol : Có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời…

Định lượng thường thấy ở mức 230 – 350g/m2.

Giấy Ivory cũng tương tự như Bristol, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm (Giấy được dùng làm bao bì thực phẩm thường phải được kiểm định an toàn thực phẩm khi được sử dụng làm vỏ hộp, vỏ bao bì thực phẩm).

Giấy Couche: Loại thường có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng (vì vậy nên giấy phản quang, chói mắt khi bắt ánh sáng). Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure…Ngoài ra, còn  có Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp. Định lượng vào khoảng 90-300g/m2

Giấy Duplex : Có bề mặt trắng và láng gần giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2

Giấy Crystal: có một mặt rất láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm…

Ngoài ra, có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc… in bằng khen, thiệp cưới… các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa…

Giấy mỹ thuật: Định lượng 250 – 300 – 350g/m2. Giấy có nhiều loại với màu sắc khác nhau, có vân kẻ sọc theo thớ giấy, khi in phun màu thì cho màu sắc đẹp thường có giá thành cao hơn các loại giấy thông thường khác. Thường dùng làm thiệp cưới, thiệp mời, làm card visit… Ngoài ra còn có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc… in giấy khen, in giấy chứng nhận, thiệp cưới… các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa.

Giấy Kraft làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm, được xử lý qua quá trình kraft. Vì vậy, đây cũng được coi là loại giấy tái sinh,thường có màu truyền thống là giấy kraft vàng và kraft trắng. Riêng giấy kraft trắng thì được tẩy trắng bằng công nghệ hóa học. Các màu tự nhiên: nâu vàng, vàng xám, nâu đen. Ngoài ra, bạn cũng có thể tẩy màu để tạo ra giấy có màu kem, vàng xám hoặc trắng ngà.Giấy kraft có màu nâu nhạt được làm từ sợi Xenlulozo được xử lí với muối Na2SO4 và không cần qua bước tẩy trắng bằng phương pháp sun-phit. Giấy kraft tự nhiên thường là màu nâu nhưng thường được tẩy trắng để sản xuất giấy trắng.

Giấy Karft có tính chất  đanh, dẻo dai và tương đối thô. Độ bền kéo, xé lớn, bắt mực tốt. Loại giấy này thường được dùng để sản xuất các loại bao bì như túi xách, phong bì, giấy gói, lớp lót. Có trọng lượng 70-80 g/m2. Định lượng giấy trung  bình thường 50-175g/m2.

Giấy Decal :cũng là một loại giấy in với một mặt để in, mặt kia phủ keo. Không “ăn mực”. Nên cán màng bóng để tăng tone màu và bảo vệ lớp mực.

Định lượng giấy:

Định lượng giấy là trọng lượng của 1 mét vuông giấy (gms). Định lượng giấy thường tỉ lệ thuận với độ dày và độ cứng của giấy.

Giấy in thông thường có định lượng từ 80gms – 300gms (tùy theo từng loại), riêng giấy cacton thì có thể đạt tới định lượng 2000gms.

Loại mỏng như cuốn báo giá BigC định lượng 60gms – 65gms, hay namecard thường sử dụng từ 250gms-300gms.

Kích thước giấy (khổ giấy):

Có rất nhiều tiêu chuẩn về tỷ lệ giấy được sử dụng ở các quốc gia khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, ngày nay trên thế giới hai tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến và gần như được mặc định là chuẩn chung cho tất cả các quốc gia là hệ thống tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO (qui chuẩn các loại giấy A4, A3, B3, C3….) và hệ thống tiêu chuẩn được sử dụng ở khu vực Bắc Mỹ (qui chuẩn cho khổ letter, legel, ledger, …).

Hai hệ thống tỷ lệ này đã được áp dụng vào phần lớn các ứng dụng văn phòng phẩm (word, excel,…) và các thiết bị in ấn, photo.                                                                                                     

*Tiết kiệm chi phí khi mua giấy in cho các doanh nghiệp sản xuất: Dựa vào nhu cầu của tổ chức cá nhân, nhà sản xuất mà lựa chọn được giấy in giá rẻ phù hợp với tiêu chí sản xuất và chi phí giá thành rẻ, tiết kiệm. Giấy in khi mua với số lượng nhiều , lớn thì giá thành sẽ giảm đi rất nhiều , quan trọng nhà sản xuất phải biết cách bảo quản giấy, tránh tổn thất chi phí nếu giấy bị hư hỏng ,tùy theo tính chất của từng loại giấy và yếu tố điều kiện môi trường . Nếu in ấn số lượng rất lớn , nhà sản xuất nên chọn giấy cuộn để tiết kiệm.

Giấy in trong công nghệ in ofset như thế nào? Giấy in dùng trong in offset có tên gọi là giấy xả lô được xén từng kích thước cố định hoặc theo yêu cầu của từng bản in. Những loại khổ giấy tiêu chuẩn mà các máy in offset có thể hỗ trợ là: 32.5x43 cm; 39.5x54.5 cm; 43x65 cm; 54x79 cm. Theo kinh nghiệm khi chọn giấy in thì tốt nhất nên chọn theo yêu cầu của sản phẩm in và khả năng đáp ứng của xưởng in cung cấp giấy. Tốt nhất nên ưu tiên vào giấy xả lô vì có tùy chỉnh kích thước giấy in, đỡ lãng phí giấy thừa, tiết kiệm chi phí bởi giấy xả lô là giấy theo cuộn (thông thường có kích thước cố định 65 cm, 86 cm,79cm, 109 cm,...). Một chiều giấy cố định, chiều còn lại có thể thay đổi kích thước tùy theo yêu cầu của sản phẩm in. Tuy nhiên giấy xả lô có nhược điểm là kích thước từng tờ không đều nhau do sai lệch. Cho nên chất lượng in nhất là in độ chồng khớp từng màu sẽ không hoàn hảo như giấy theo ram từ nhà máy.